Đây là nhận định của Giáo sư Carl Thayer, Đại học New South Wales, Học viện Quốc phòng Australia khi nói về mối quan hệ Việt – Mỹ dưới thời lãnh đạo của Tổng thống Barack Obama.
Chủ tịch Nước Trần Đại Quang và Tổng thống Obama trong buổi chiêu đãi nhà nước.
- Ông đánh giá như thế nào về tầm quan trọng chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Obama đến Việt Nam và triển vọng quan hệ Việt – Mỹ trong thời gian tới?
- Về mặt ngoại giao, chuyến thăm của ông Obama là để đáp lễ chuyến thăm của nguyên Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang tới Washington vào năm 2013. Nhưng điều quan trọng hơn, chuyến thăm là biểu hiện rõ nhất trong chính sách xoay trục của Mỹ về Châu Á – Thái Bình Dương.
Mặc dù vậy, Chủ tịch Nước Trần Đại Quang và Tổng thống Obama đã cam kết tăng cường hợp tác trên tất cả các lĩnh vực cùng quan tâm, được đề cập trong Hiệp định Đối tác toàn diện năm 2013, bao gồm hợp tác kinh tế, giáo dục, khoa học công nghệ, y tế, an ninh, quốc phòng, trao đổi nhân dân, nhân quyền, hỗ trợ nhân đạo và giải quyết hậu quả chiến tranh. Hai bên đã đồng ý thiết lập một cơ chế cao cấp để giám sát hợp tác song phương theo thỏa thuận này.
- Cho đến thời điểm này, kết quả rõ nét nhất của chuyến thăm theo ông nằm ở đâu?
- Chuyến thăm của Tổng thống Obama như tôi đã nói ở trên cho thấy một trong những câu chuyện thành công nhất trong chính sách xoay trục Châu Á. Việt Nam là một trong những câu chuyện thành công nhất của ông Obama. Hai bên đã ký Hiệp định Đối tác Toàn diện và Việt Nam đã ký TPP. Hai bên ra Tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng năm 2015. Tổng thống Obama và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng ra tuyên bố Tầm nhìn chung, cùng với những văn bản khác, công nhận tính hợp pháp của thể chế chính trị khác biệt giữa hai bên.
Chính sách tái cân bằng của ông Obama đã chứng kiến sự hợp tác quốc phòng ngày càng tăng, thể hiện trên nhiều phương diện, như các hoạt động hải quân nhằm thực thi Bộ Quy tắc đụng độ bất ngờ trên biển (CUES). Mỹ cũng đã có sự hỗ trợ khiêm tốn để Việt Nam phát triển năng lực cảnh sát biển và kiểm ngư. Mỹ đang hỗ trợ Trung tâm gìn giữ hòa bình của Việt Nam, để Việt Nam có thể triển khai bệnh viện dã chiến cấp hai phục vụ sứ mệnh của Liên Hợp Quốc ở Châu Phi.
- Việt Nam muốn nhấn mạnh hợp tác kinh tế đầu tư với Mỹ. Theo ông, chuyến thăm có mở ra những cơ hội tiềm năng hay không?
- Quan hệ thương mại Việt-Mỹ đã phát triển mạnh mẽ trong thập kỷ qua. Trong khi đó, Việt Nam đang ngày càng bị thâm hụt thương mại gia tăng với Trung Quốc. Theo tôi, Việt Nam cần tiếp tục tiếp cận thị trường hàng hóa Mỹ. Tổng thống Obama nói rằng Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Mỹ là nhà đầu tư lớn thứ 7 ở thị trường Việt Nam, nhưng chưa bắt kịp Nhật Bản hay Hàn Quốc.
- Ông có đồng ý với quan điểm cho rằng Việt-Mỹ xích lại gần nhau hơn bao giờ hết nhờ TPP?
- Việc đàm phán TPP đã kết thúc. Việt Nam và Mỹ cùng 10 quốc gia khác đã ký vào hiệp định này. Bước tiếp theo là TPP cần được Quốc hội Việt Nam thông qua, có thể trong tháng 6, và cả Quốc hội Mỹ. Hiện chưa rõ Quốc hội Mỹ sẽ làm gì từ nay đến cuộc bầu cử tháng 11, thậm chí trong giai đoạn từ sau bầu cử đến tháng 1.2017, khi tổng thống mới nhận nhiệm sở. Song Tổng thống Obama lạc quan về triển vọng phê chuẩn.
Nhưng trong chiến dịch tranh cử hiện nay tại Mỹ, bà Hillary Clinton từ một người ủng hộ TPP nay chuyển hướng sang chỉ trích. Còn Donald Trump có một lập trường cực đoan hơn, ông này phản đối tất cả các hiệp định đa phương. Việt Nam phải hy vọng cho kết quả tốt nhất, nhưng cũng cần chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất.
Tuy nhiên, theo tôi TPP là cơ chế thành công nhất trong cam kết song phương giữa Mỹ và Việt Nam. Việt Nam cần mở rộng hơn nữa tiếp cận thị trường Mỹ với mức thuế giảm, cũng như các thị trường khác của TPP để cân bằng sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
- Việt Nam có vị trí như thế nào trong chính sách đối ngoại của Mỹ?
- Mỹ là một cường quốc, và Mỹ đã công nhận Việt Nam đóng một vai trò xây dựng trong các vấn đề an ninh cả ở khu vực lẫn toàn cầu. Mỹ đặt Việt Nam vào nhóm các quốc gia có tính xây dựng mà Mỹ muốn trở thành đối tác để cùng giải quyết các vấn đề toàn cầu, từ biến đổi khí hậu đến chủ nghĩa khủng bố và không phổ biến vũ khí hạt nhân.
- Vai trò của mối quan hệ Việt-Mỹ có ảnh hưởng như thế nào trong khu vực?
-Nếu chúng ta thu hẹp "khu vực" là Đông Nam Á, Việt Nam có vị trí cao hơn trong những ưu tiên của Mỹ, vì vai trò tích cực của Việt Nam trong ASEAN, các tổ chức đa phương của ASEAN và Thượng đỉnh Đông Á. Cả Việt Nam và Mỹ đều có lợi ích chung khi giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông và các vấn đề môi trường ở tiểu vùng Mekong mở rộng. Mỹ coi Việt Nam là một đối tác trong việc thúc đẩy các quy tắc dựa trên trật tự khu vực và luật pháp quốc tế, bao gồm cả Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển.
- Chuyến thăm của ông Obama sẽ để lại "di sản" gì cho thế hệ lãnh đạo tiếp theo của Mỹ?
- Sẽ có tính kế thừa liên tục trong chính sách của Mỹ đối với Việt Nam nếu bà Hillary Clinton trở thành tổng thống. Với Donald Trump thì khác, ông ấy muốn thúc đẩy chính sách "Mỹ trước tiên". Dù là ai thì tổng thống mới cũng cần khoảng 100 ngày để sắp xếp lại chính sách, bổ nhiệm đủ vị trí trong Nhà Trắng, chính phủ và đặt ra các ưu tiên.
Tin tốt là Việt Nam không phải là "vấn đề đau đầu" của tân tổng thống Mỹ. Tổng thống mới sẽ phải giải quyết cuộc xung đột ở Iraq, Syria, cũng như đối phó với Nga và Trung Quốc. Điều này có nghĩa là di sản quan hệ Việt – Mỹ do ông Obama để lại sẽ có tính liên tục hơn là thay đổi.
- Xin cảm ơn ông!
Chủ tịch Nước Trần Đại Quang và Tổng thống Obama trong buổi chiêu đãi nhà nước.
- Ông đánh giá như thế nào về tầm quan trọng chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Obama đến Việt Nam và triển vọng quan hệ Việt – Mỹ trong thời gian tới?
- Về mặt ngoại giao, chuyến thăm của ông Obama là để đáp lễ chuyến thăm của nguyên Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang tới Washington vào năm 2013. Nhưng điều quan trọng hơn, chuyến thăm là biểu hiện rõ nhất trong chính sách xoay trục của Mỹ về Châu Á – Thái Bình Dương.
Mặc dù vậy, Chủ tịch Nước Trần Đại Quang và Tổng thống Obama đã cam kết tăng cường hợp tác trên tất cả các lĩnh vực cùng quan tâm, được đề cập trong Hiệp định Đối tác toàn diện năm 2013, bao gồm hợp tác kinh tế, giáo dục, khoa học công nghệ, y tế, an ninh, quốc phòng, trao đổi nhân dân, nhân quyền, hỗ trợ nhân đạo và giải quyết hậu quả chiến tranh. Hai bên đã đồng ý thiết lập một cơ chế cao cấp để giám sát hợp tác song phương theo thỏa thuận này.
- Cho đến thời điểm này, kết quả rõ nét nhất của chuyến thăm theo ông nằm ở đâu?
- Chuyến thăm của Tổng thống Obama như tôi đã nói ở trên cho thấy một trong những câu chuyện thành công nhất trong chính sách xoay trục Châu Á. Việt Nam là một trong những câu chuyện thành công nhất của ông Obama. Hai bên đã ký Hiệp định Đối tác Toàn diện và Việt Nam đã ký TPP. Hai bên ra Tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng năm 2015. Tổng thống Obama và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng ra tuyên bố Tầm nhìn chung, cùng với những văn bản khác, công nhận tính hợp pháp của thể chế chính trị khác biệt giữa hai bên.
Chính sách tái cân bằng của ông Obama đã chứng kiến sự hợp tác quốc phòng ngày càng tăng, thể hiện trên nhiều phương diện, như các hoạt động hải quân nhằm thực thi Bộ Quy tắc đụng độ bất ngờ trên biển (CUES). Mỹ cũng đã có sự hỗ trợ khiêm tốn để Việt Nam phát triển năng lực cảnh sát biển và kiểm ngư. Mỹ đang hỗ trợ Trung tâm gìn giữ hòa bình của Việt Nam, để Việt Nam có thể triển khai bệnh viện dã chiến cấp hai phục vụ sứ mệnh của Liên Hợp Quốc ở Châu Phi.
- Việt Nam muốn nhấn mạnh hợp tác kinh tế đầu tư với Mỹ. Theo ông, chuyến thăm có mở ra những cơ hội tiềm năng hay không?
- Quan hệ thương mại Việt-Mỹ đã phát triển mạnh mẽ trong thập kỷ qua. Trong khi đó, Việt Nam đang ngày càng bị thâm hụt thương mại gia tăng với Trung Quốc. Theo tôi, Việt Nam cần tiếp tục tiếp cận thị trường hàng hóa Mỹ. Tổng thống Obama nói rằng Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Mỹ là nhà đầu tư lớn thứ 7 ở thị trường Việt Nam, nhưng chưa bắt kịp Nhật Bản hay Hàn Quốc.
- Ông có đồng ý với quan điểm cho rằng Việt-Mỹ xích lại gần nhau hơn bao giờ hết nhờ TPP?
- Việc đàm phán TPP đã kết thúc. Việt Nam và Mỹ cùng 10 quốc gia khác đã ký vào hiệp định này. Bước tiếp theo là TPP cần được Quốc hội Việt Nam thông qua, có thể trong tháng 6, và cả Quốc hội Mỹ. Hiện chưa rõ Quốc hội Mỹ sẽ làm gì từ nay đến cuộc bầu cử tháng 11, thậm chí trong giai đoạn từ sau bầu cử đến tháng 1.2017, khi tổng thống mới nhận nhiệm sở. Song Tổng thống Obama lạc quan về triển vọng phê chuẩn.
Nhưng trong chiến dịch tranh cử hiện nay tại Mỹ, bà Hillary Clinton từ một người ủng hộ TPP nay chuyển hướng sang chỉ trích. Còn Donald Trump có một lập trường cực đoan hơn, ông này phản đối tất cả các hiệp định đa phương. Việt Nam phải hy vọng cho kết quả tốt nhất, nhưng cũng cần chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất.
Tuy nhiên, theo tôi TPP là cơ chế thành công nhất trong cam kết song phương giữa Mỹ và Việt Nam. Việt Nam cần mở rộng hơn nữa tiếp cận thị trường Mỹ với mức thuế giảm, cũng như các thị trường khác của TPP để cân bằng sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
- Việt Nam có vị trí như thế nào trong chính sách đối ngoại của Mỹ?
- Mỹ là một cường quốc, và Mỹ đã công nhận Việt Nam đóng một vai trò xây dựng trong các vấn đề an ninh cả ở khu vực lẫn toàn cầu. Mỹ đặt Việt Nam vào nhóm các quốc gia có tính xây dựng mà Mỹ muốn trở thành đối tác để cùng giải quyết các vấn đề toàn cầu, từ biến đổi khí hậu đến chủ nghĩa khủng bố và không phổ biến vũ khí hạt nhân.
- Vai trò của mối quan hệ Việt-Mỹ có ảnh hưởng như thế nào trong khu vực?
-Nếu chúng ta thu hẹp "khu vực" là Đông Nam Á, Việt Nam có vị trí cao hơn trong những ưu tiên của Mỹ, vì vai trò tích cực của Việt Nam trong ASEAN, các tổ chức đa phương của ASEAN và Thượng đỉnh Đông Á. Cả Việt Nam và Mỹ đều có lợi ích chung khi giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông và các vấn đề môi trường ở tiểu vùng Mekong mở rộng. Mỹ coi Việt Nam là một đối tác trong việc thúc đẩy các quy tắc dựa trên trật tự khu vực và luật pháp quốc tế, bao gồm cả Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển.
- Chuyến thăm của ông Obama sẽ để lại "di sản" gì cho thế hệ lãnh đạo tiếp theo của Mỹ?
- Sẽ có tính kế thừa liên tục trong chính sách của Mỹ đối với Việt Nam nếu bà Hillary Clinton trở thành tổng thống. Với Donald Trump thì khác, ông ấy muốn thúc đẩy chính sách "Mỹ trước tiên". Dù là ai thì tổng thống mới cũng cần khoảng 100 ngày để sắp xếp lại chính sách, bổ nhiệm đủ vị trí trong Nhà Trắng, chính phủ và đặt ra các ưu tiên.
Tin tốt là Việt Nam không phải là "vấn đề đau đầu" của tân tổng thống Mỹ. Tổng thống mới sẽ phải giải quyết cuộc xung đột ở Iraq, Syria, cũng như đối phó với Nga và Trung Quốc. Điều này có nghĩa là di sản quan hệ Việt – Mỹ do ông Obama để lại sẽ có tính liên tục hơn là thay đổi.
- Xin cảm ơn ông!